BẢN TIN

Có bao nhiêu giai đoạn tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là gì? Có nhưng giai đoạn tăng huyết áp nào? Tăng huyết áp nhìn chung là tình trạng dòng máu chảy trong mạch với áp lực lớn, tác động lên thành mạch trong thời gian dài gây ra tổn thương, dẫn đến nhiều bệnh lý phức tạp khác. Nếu biết về cao huyết áp, chắc hẳn bạn sẽ e sợ nó. Bởi phần nhiều người mắc huyết áp cao không hề hay biết về bệnh của mình cho đến khi nó đã phát triển đến giai đoạn muộn. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các giai đoạn tăng huyết áp nhé!

1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp

1.1. Thế nào là huyết áp cao?

Tăng huyết áp được xác định và chẩn đoán qua đo bằng các loại máy đo huyết áp. Một người khỏe mạnh bình thường có huyết áp rơi vào khoảng 120/80 mmHg. Trong đó, chỉ số trên (120) là huyết áp tâm thu (tối đa) và chỉ số dưới (80) là huyết áp tâm trương (tối thiểu). Một người được coi là mắc cao huyết áp khi có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Có bao nhiêu giai đoạn tăng huyết áp?

1.2. Nguyên nhân cao huyết áp?

Cao huyết áp bao gồm cao huyết áp vô căn, không rõ nguyên nhân và chiếm đến 90% trường hợp cao huyết áp. Còn lại là cao huyết áp thứ phát, có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

  • Bệnh thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, hẹp động mạch thận
  • Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận, Cushing, cường Aldosteron, cường giáp,..
  • Các bệnh lý tim mạch: hở van động mạch chủ (gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc), hẹp eo động mạch chủ (gây tăng huyết áp chi trên), hẹp xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến động mạch thận
  • Do thuốc: cam thảo, thuốc tránh thai, một số thuốc cường giao cảm
  • Nguyên nhân khác: ngộ độc thai nghén, rối loạn thần kinh

1.3. Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Máu lưu thông tới các cơ quan trong cơ thể, cung cấp oxy cho các tế bào hoạt động trao đổi chất. Khi người bệnh mắc cao huyết áp, máu không được lưu chuyển bình thường, mạch máu bị tổn hại sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

> Tham khảo: Biến chứng của tăng huyết áp

2.  Các giai đoạn tăng huyêt áp

Có 4 giai đoạn cao huyết áp

2.1. Tăng huyết áp giai đoạn 1

Là giai đoạn huyết áp bình thường. Huyết áp tương đối ổn định với huyết áp tâm thu từ 120-130 mmHg, huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg. Những chỉ số này đồng nghĩa với việc người đó khỏe mạnh và không cần điều trị gì về huyết áp. Tuy nhiên, kiểm soát sinh hoạt để phòng tránh tăng huyết áp là hoàn toàn cần thiết. Bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp điều trị tăng huyết áp tại nhà. 

2.2. Tăng huyết áp giai đoạn 2

Đây còn được gọi là giai đoạn tiền tăng huyết áp. Huyết áp tâm thu dao động từ 130-139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg. Người đang ở giai đoạn 2 có nguy cơ cao bị mắc tăng huyết áp nhưng vẫn có thể giảm nguy cơ nếu thực hiện các phương pháp phòng tránh.

Một điều khá nguy hiểm là giai đoạn 2 vẫn có khả năng xảy ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Người bệnh vẫn chưa cần dùng đến thuốc, tuy nhiên cần thiết thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống để đề phòng cao huyết áp và các biến chứng. Đặc biệt, bạn cần dừng hoàn toàn việc hút thuốc và thay đổi chế độ ăn uống. Tập luyện cũng là một cách để giảm huyết áp.

2.3. Tăng huyết áp giai đoạn 3

Trong giai đoạn 3, cũng có thể coi là thời kỳ đầu thực sự mắc cao huyết áp. Huyết áp tâm thu từ 140 đến 159 mmHg và tâm trương từ 90 đến 99 mmHg. Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cao mắc cả nhiều bệnh lý phức tạp khác.

 

Có bao nhiêu giai đoạn tăng huyết áp?

 

Đây cũng là thời điểm các bác sĩ kê đơn thuốc trị liệu cho bệnh nhân để giảm áp lực máu và nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ. Những loại thuốc này bao gồm thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc chẹn canxi.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phối hợp ăn uống, tập luyện điều độ để đạt hiệu quả trị liệu tốt.

2.4. Tăng huyết áp giai đoạn 4

Khi huyết áp tâm thu của bạn từ 160 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương cao từ 100 mmHg, bạn đã bước sang giai đoạn tăng huyết áp thứ 4. Tình trạng tăng huyết áp đã rất nặng. Bệnh nhân có thể phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát và cải thiện huyết áp. Cả chế độ ăn hằng ngày cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt, kết hợp tập luyện đều đặn để phòng tránh những cơn tăng huyết áp bất ngờ hay bệnh tim mạch vành, đau tim, đột quỵ.

> Tham khảo: 4 loại thức ăn dành cho người bệnh tăng huyết áp 

Trên đây là thông tin về các giai đoạn tăng huyết áp. Hy vọng bạn đọc cảm thấy hữu ích và luôn có một sức khỏe thật tốt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.