BẢN TIN

Làm gì khi bị hạ huyết áp tại nhà?

Huyết áp là một trong những thông số đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Huyết áp thấp sẽ khiến chúng ta xây xẩm, choáng váng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, làm gì khi bị hạ huyết áp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.Làm gì khi bị hạ huyết áp?

1. Biểu hiện của tụt huyết áp

Huyết áp luôn được cơ thể giữ ổn định bằng nhiều cơ chế khác nhau, giúp máu đều đặn được tim bơm đến cung cấp cho các cơ quan. Vì một lý do nào đó mà chúng ta đo thấy chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg sẽ được gọi là tụt huyết áp.

Nếu huyết áp bị hạ thấp đột ngột, người bệnh sẽ cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, nặng hơn có thể là lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu và mất ý thức. Tụt huyết áp làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu não và chết não.

>>Xem thêm: Những nguyên nhân gây cao huyết áp phổ biến có thể bạn chưa biết.

2. Triệu chứng thường gặp khi bị tụt huyết áp

Hạ huyết áp dẫn đến lượng máu lưu thông đến các cơ quan (đặc biệt là não) không đủ và người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Mất khả năng tập trung
  • Nhìn mờ hoặc bị hoa mắt
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi

Tuy nhiên, nếu huyết áp thấp không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng ngại nào cho cơ thể thì đây có thể được coi là một chỉ số huyết áp cho thấy sức khỏe đang ở trạng thái ổn định.

3. Làm gì khi bị hạ huyết áp?

Sơ cứu người bị tụt huyết áp cần phải thực hiện nhanh chóng và đúng cách, nếu không có thể dẫn đến các biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Khi một người bị tụt huyết áp, cần xem xét xem người đó có tiền sử bị bệnh tiểu đường không, nếu không thì loại bỏ khả năng người đó bị hạ đường huyết, tập trung sơ cứu hạ huyết áp . Quá trình sơ cứu cần thực hiện theo các bước:

  • Giữ thái độ bình tĩnh, từ từ đặt bệnh nhân ngồi hay nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê chân cao hơn so với đầu.
  • Cho bệnh nhân uống một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc,… hoặc thức ăn đậm muối sẽ giúp cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những thức ăn đồ uống như vậy thì cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để giúp kích thích nhịp tim, tăng chỉ số huyết áp tạm thời.
  • Có thể cho bệnh nhân ăn một chút socola, giúp bảo vệ thành mạch máu, giữ huyết áp ổn định hơn.
  • Nếu tình trạng bệnh nhân được cải thiện, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy
  • Nếu bệnh nhân không thấy đỡ hơn cần nhanh chóng đưa vào cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
  • Ăn nhiều muối hơn: Chế độ ăn nhạt (ít muối) không tốt cho những người có huyết áp thấp. Bạn nên cân nhắc tăng lượng muối dung nạp vào cơ thể để giúp tăng huyết áp lên. Lưu ý, không nên lạm dụng muối trong chế độ ăn vì ăn mặn là một con dao hai lưỡi đối với người bị tụt huyết áp.
  • Ngồi ở tư thế vắt chéo chân: Vắt chéo chân khi ngồi đã được chứng minh là có khả năng giúp tăng huyết áp. Đối với những người bị huyết áp cao, tư thế ngồi này có thể không tốt. Ngược lại, đối với những người bị tụt huyết áp, ngồi vắt chéo chân là cách làm tăng huyết áp nhanh nhất, đơn giản nhất.
  • Uống nhiều nước: Nhiều người thắc mắc không biết tụt huyết áp nên uống gì. Thực tế, uống nhiều nước giúp tăng thể tích máu, nhờ đó giúp giảm bớt một trong những nguy cơ gây hạ huyết áp. Uống nhiều nước cũng giúp cơ thể tránh mất nước. Bạn có thể uống nước lọc, nước sâm, cafe hoặc nước trà…
  • Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng và ngăn ngừa tình trạng này.

>> Tham khảo: Hạ huyết áp nên uống gì?

3. Đề phòng tụt huyết áp như thế nào?

Về chế độ ăn cho người huyết áp thấp: Nên ăn mặn hơn người bình thường, ăn nhiều chất dinh dưỡng, đủ bữa, đa dạng các loại vitamin; uống nhiều nước, giúp tăng thể tích máu và tránh sử dụng đồ uống có cồn.

Nên sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức hay thay đổi tư thế đột ngột. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao.

Nếu phải đi đứng nhiều, nên mang vớ áp lực để tránh máu dồn ứ ở chân tạo thuận lợi cho máu trở về tim. Ngoài ra, cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể càng làm huyết áp hạ thêm.

Ngoài ra, trong những ngày thời tiết nóng nực mà phải làm việc, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, nhiệt độ không khí và cơ chế giải nhiệt thông qua bài tiết thoát mồ hôi sẽ khiến cho cơ thể bị mất một lượng nước tương đối nhiều mà chúng ta không cảm nhận được.

Chính vì vậy cần phải chú ý bổ sung đầy đủ nước cũng như các chất điện giải cho cơ thể. Đồng thời, cần biết cách phân bố thời gian lao động hợp lý, tránh những giờ nắng gắt và xen kẽ khoảng giải lao để bồi đắp tuần hoàn, tránh thúc đẩy tế bào rơi vào tình trạng mất nước suy kiệt.

Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp trên mà huyết áp vẫn chưa trở về mức huyết áp bình thường hoặc trong trường hợp tụt huyết áp có đi kèm với chấn thương, mất máu thì phải đưa người bệnh vào cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Cuối cùng, một điều quan trọng cần lưu ý nhất là thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà của chính mình và người thân, để biết được tình trạng sức khỏe và có cách can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Tóm lại, không phải chỉ riêng tăng huyết áp mà tụt huyết áp cũng rất nguy hiểm, đôi khi đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Hiểu biết những vấn đề này cũng như biết cách xử trí làm gì khi bị hạ huyết áp tại nhà là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Kết nối với chúng tôi:

Địa chỉ: Số 91 Linh Lang, P. Cống Vị, Q.Ba Đình, Hà Nội

Fanpage: Fujina – Thực phẩm chức năng Nhật Bản

Twitter: Fujina – Thực phẩm chức năng Nhật Bản

Ghé trang chủ của Fujina: Thực phẩm chức năng nhật bản Fujina.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.